Căn cứ Điều 62 Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27 - 12 - 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định như sau:
+ Trường hợp bản chính Giấy khai sinh bị mất, hư hỏng hoặc phải ghi chú quá nhiều nội dung do được thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch hoặc điều chỉnh hộ tịch mà Sổ đăng ký khai sinh còn lưu trữ được (lưu tại UBND cấp huyện nơi bạn đăng ký lần đầu), thì được cấp lại bản chính Giấy khai sinh.
+ UBND cấp huyện, nơi lưu trữ Sổ đăng ký khai sinh thực hiện việc cấp lại bản chính Giấy khai sinh.
+ Sở Tư pháp tỉnh (TP), nơi trước đây đương sự đã đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài thực hiện việc cấp lại bản chính Giấy khai sinh.
- Về thủ tục cấp lại bản chính Giấy khai sinh, Điều 63 Nghị định 158/2005/NĐ-CP quy định:
+ Người yêu cầu cấp lại bản chính Giấy khai sinh phải nộp Tờ khai xin cấp lại giấy khai sinh (theo mẫu quy định) và bản chính Giấy khai sinh cũ (nếu có) cho cán bộ Tư pháp của Phòng Tư pháp hoặc cán bộ hộ tịch của Sở Tư pháp.
+ Sau khi nhận Tờ khai, cán bộ Tư pháp của Phòng Tư pháp hoặc cán bộ hộ tịch của Sở Tư pháp căn cứ vào Sổ đăng ký khai sinh đang lưu trữ để ghi vào nội dung bản chính Giấy khai sinh và ghi rõ "Cấp lại" dưới tiêu đề của bản chính Giấy khai sinh.
Chủ tịch UBND cấp huyện hoặc Giám đốc Sở Tư pháp ký và cấp cho đương sự một bản chính Giấy khai sinh mới, thu hồi lại Giấy khai sinh cũ (nếu có). Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ "Đã cấp lại bản chính Giấy khai sinh ngày... tháng... năm...".
+ Sau khi cấp lại bản chính Giấy khai sinh, UBND cấp huyện có trách nhiệm gửi thông báo cho UBND cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh để ghi chú tiếp vào Sổ đăng ký khai sinh lưu tại UBND cấp xã.