Showing posts with label thủ tục. Show all posts
Showing posts with label thủ tục. Show all posts

Hướng dẫn làm hộ khẩu Hà Nội từ 1/7/2021

      Hướng dẫn làm hộ khẩu hà nội từ 1/7/2021, Thủ tục nhập khẩu Hà Nội khi có sổ đỏ, Thủ tục nhập khẩu Hà Nội 2021, Làm hộ khẩu Hà Nội 2021, Làm sổ hộ khẩu Hà Nội 2021, Thủ tục làm hộ khẩu Hà Nội 2021, Điều kiện nhập khẩu Hà Nội 2021

1.Điều kiện đăng ký hộ khẩu thường trú tại Hà Nội

   – Thứ nhất: Có chỗ ở hợp pháp

      Để được nhập hộ khẩu Hà Nội, công dân chỉ cần điều kiện duy nhất là có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình (có nhà Hà Nội).

     – Thứ hai: Nếu không có nhà Hà Nội, công dân vẫn được đăng ký thường trú tại nhà người thân nếu được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau:

     + Vợ về ở với chồng, chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;

     + Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ;

     + Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ.

       – Thứ ba: Trừ trường hợp quy định tại mục (2), công dân được đăng ký thường trú tại nhà thuê, mượn, ở nhờ khi đáp ứng (đồng thời) các điều kiện sau:

     + Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó;

     + Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08 m2 sàn/người.

       – Thứ tư: Công dân được đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở tại Hà Nội khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

     + Người hoạt động tôn giáo được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển đến hoạt động tôn giáo tại cơ sở tôn giáo;

     + Người đại diện cơ sở tín ngưỡng;

     + Người được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng đồng ý cho đăng ký thường trú để trực tiếp quản lý, tổ chức hoạt động tín ngưỡng tại cơ sở tín ngưỡng;

     + Trẻ em, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không nơi nương tựa được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, người đứng đầu hoặc người đại diện cơ sở tôn giáo đồng ý cho đăng ký thường trú.

       – Thứ năm: Người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp được đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội tại Hà Nội khi được người đứng đầu cơ sở đó đồng ý hoặc được đăng ký thường trú vào hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý.

       – Thứ sáu: Người sinh sống, người làm nghề lưu động trên phương tiện được đăng ký thường trú tại phương tiện đó khi đáp ứng (đồng thời) các điều kiện sau:

     + Là chủ phương tiện hoặc được chủ phương tiện đó đồng ý cho đăng ký thường trú;

     + Phương tiện được đăng ký, đăng kiểm theo quy định của pháp luật; trường hợp phương tiện không thuộc đối tượng phải đăng ký, đăng kiểm thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phương tiện thường xuyên đậu, đỗ về việc sử dụng phương tiện đó vào mục đích để ở;

     + Có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc phương tiện đã đăng ký đậu, đỗ thường xuyên trên địa bàn trong trường hợp phương tiện không phải đăng ký hoặc nơi đăng ký phương tiện không trùng với nơi thường xuyên đậu, đỗ.


2. Hồ sơ đăng ký thường trú, bao gồm:

a) Trường hợp công dân sở hữu nhà Hà Nội

     + Tờ khai thay đổi thông tin cư trú;

     + Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc sở hữu chỗ ở hợp pháp (sổ đỏ, sổ hồng).

b) Trường hợp vợ về ở với người thân (trường hợp 2)

     + Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;

     + Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình, trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú;

     + Giấy tờ, tài liệu chứng minh các điều kiện về người khuyết tật, tâm thần… (nếu thuộc trường hợp này).

c) Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ (trường hợp 3))

     + Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp được cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;

     + Hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc văn bản về việc cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật;

     + Giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú theo quy định.

3. Nơi nộp hồ sơ

      Nộp tại ủy ban nhân dân cấp xã, phường hoặc quận huyện (nếu địa bàn mà cấp xã, phường chưa có điều kiện thực hiện đăng ký thường trú

4. Thời gian

      Không quá 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

Người Việt Nam ở nước ngoài được miễn thị thực khi nhập cảnh vào Việt Nam

        Hiện nay có hơn 3,2 triệu người Việt Nam đang sinh sống và làm ăn ở trên 100 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Ở bất cứ nơi đâu, không phân biệt thế hệ già trẻ, gái trai, không phân biệt tôn giáo, dân tộc,  và quá khứ trước đây, tuyệt đại đa số người Việt Nam định cư ở nước ngoài đều hướng về đất nước, hướng về cội nguồn, có tình cảm gắn bó với gia đình, quê hương, xứ sở.

      Dù ở đâu, những người con của dân tộc Việt Nam đều mong muốn được về thăm Tổ quốc, sống lại những kỷ niệm xưa, đoàn tụ với gia đình, bạn bè, được hòa mình và chia sẻ với đồng bào trong nước những thành quả trong công cuộc đổi mới của đất nước.

    Trên tinh thần coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam, Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị, Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài đã nêu rõ “tạo điều kiện thuận lợi để người Việt Nam ở nước ngoài về thăm quê hương, thân nhân, thờ cúng tổ tiên”. Thực hiện chủ trương trên và thông báo của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tại cuộc gặp với bà con Việt Kiều nhân chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ, ngày 17/08/2007 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 135/2007/QĐ-TTg ban hành Quy chế về miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài.


    Để tạo điều kiện cho những người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài hiểu rõ hơn về Chủ trương và Quyết định trên cũng như tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào ta được cấp Giấy miễn thị thực, Bộ Ngoại giao đã xây dựng trang Web theo địa chỉ: http://mienthithucvk.mofa.gov.vn nhằm hướng dẫn các quy định về thủ tục, hồ sơ cấp Giấy miễn thị thực.

    Mọi ý kiến, nhận xét xin gửi về Bộ Ngoại giao Việt Nam theo địa chỉ email: mienthithucvk@mofa.gov.vn

    Trên đây là toàn văn thông điệp của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi tới toàn thể đồng bào Việt Nam hiện đang sinh sống và định cư ở nước ngoài, videothuthuatblog xin được giới thiệu lại để thông điệp có thế đến được toàn thể cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam

Thủ tục, hồ sơ xin làm visa xuất cảnh

     Để đi ra nước ngoài du lịch, học tập, công tác, bạn cần phải xin visa xuất cảnh. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu với các bạn về thủ tục, hồ sơ xin làm visa xuất cảnh ra nước ngoài với các trường hợp cụ thể.

     1. Visa ngắn hạn (thăm thân…gia đình, họ hàng, có quan hệ 3 đời)

      Người xin visa cần chuẩn bị các hồ sơ sau:
        - Hộ chiếu
        - Tờ khai xin cấp Visa 1 tờ
        - 01ảnh 4,5cm x 4,5cm
        - Tài liệu chứng minh mối quan hệ họ hàng:
             + Giấy khai sinh
             + Giấy chứng nhận kết hôn
             + Bản sao hộ khẩu.
        - Tài liệu chứng minh khả năng chi trả kinh phí cho chuyến đi (A)
             + Giấy chứng nhận thu nhập do cơ quan có thẩm quyền cấp
             + Giấy chứng nhận số dư tiền gửi ngân hàng
 
     Thân nhân nơi nước đến cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
        - Giấy lý do mời
         - Bản sao hộ tịch

     * Trường hợp người bảo lãnh chịu chi phí ở mục (A) phía trên, hãy xuất trình các tài liệu từ mục sau:
        - Giấy chứng nhận bảo lãnh
        - Một trong những tài liệu sau liên quan đến người bảo lãnh như sau :
              + Giấy chứng nhận thu nhập
              + Giấy chứng nhận số dư tiền gửi ngân hàng
              + Bản lưu giấy đăng ký nộp thuế (Bản sao)
              + Giấy chứng nhận nộp thuế (bản ghi rõ tổng thu nhập)
        - Phiếu công dân (Bản có ghi quan hệ của các thành viên trong gia đình)

        * Trường hợp người mời hoặc người bảo lãnh là người nước ngoài, xuất trình “Giấy chứng nhận có ghi rõ các hạng mục đăng ký người nước ngoài” và copy hộ chiếu thay cho “Phiếu công dân”

     2. Visa ngắn hạn (thăm người quen hoặc bạn bè/ du lịch):

      Người xin visa cần chuẩn bị các hồ sơ sau:
        - Hộ chiếu
        - Tờ khai xin cấp Visa 1 tờ
        - 01 ảnh 4,5cmx 4,5cm
        - Tài liệu chứng minh mối quan hệ bạn bè (Trừ trường hợp du lịch)
              + Ảnh chụp chung
              + Thư từ, email
              + Bản kê chi tiết các cuộc gọi điện thoại quốc tế
        - Tài liệu chứng minh khả năng chi trả kinh phí cho chuyến đi (B):
              + Giấy chứng nhận thu nhập do cơ quan có thẩm quyền cấp
              + Giấy chứng nhận số dư tiền gửi ngân hàng

       Tài liệu phía nước đến cần chuẩn bị:
        - Giấy lý do mời
        - Lịch trình ở nước đến

     * Trường hợp thăm bạn bè, người bảo lãnh chịu chi phí ở mục (B) phía trên, hãy xuất trình các tài liệu sau:
        - Giấy chứng nhận bảo lãnh
        - Một trong những tài liệu sau liên quan đến người bảo lãnh
              + Giấy chứng nhận thu nhập
              + Giấy chứng nhận số dư tiền gửi ngân hàng
              + Bản lưu giấy đăng ký nộp thuế (Bản sao)
              + Giấy chứng nhận nộp thuế( bản ghi rõ tổng thu nhập)
        - Phiếu công dân (Bản có ghi quan hệ của các thành viên trong gia đình)

* Trường hợp người mời hoặc người bảo lãnh là người nước ngoài, xuất trình “Giấy chứng nhận có ghi rõ các hạng mục đăng ký người nước ngoài” và copy hộ chiếu thay cho “Phiếu công dân”

     3. Visa ngắn hạn (ví dụ: thương mại ngắn hạn…):
           + Tham dự hội nghị
           + Thương mại ( liên hệ công tác, đàm phán, ký kết hợp đồng, dịch vụ hậu mãi, quảng cáo, điều tra thị trường)

      Người xin visa cần chuẩn bị các hồ sơ sau:
        - Hộ chiếu
        - Tờ khai xin cấp visa1 tờ
        - 01 ảnh 4,5cm x 4,5cm
        - Giấy chứng nhận đang làm việc
        - Tài liệu chứng minh khả năng chi trả kinh phí cho chuyến đi (C)
              + Quyết định cử đi công tác của cơ quan cấp
              + Giấy yêu cầu đi công tác
              + Văn bản tương đương

       Tài liệu phía nước đến cần chuẩn bị:
        - Một trong những tài liệu nêu rõ các hoạt động ở nước sẽ đến như sau:
              + Giấy lý do mời
              + Hợp đồng giao dịch giữa hai bên
              + Tư liệu hội nghị
              + Tư liệu về hàng hóa giao dịch
        - Lịch trình ở Nhật theo mẫu

      * Trường hợp người mời chịu chi phí ở mục (C) phía trên, hãy xuất trình các tài liệu sau:
        - Giấy chứng nhận bảo lãnh
        - Bản sao đăng ký pháp nhân hoặc tài liệu giới thiệu khái quát về cơ quan đoàn thể

      * Những công ty có thương hiệu chỉ cần xuất trình bản copy báo cáo theo quý (SHIKIHO), không cần xuất trình bản sao đăng ký pháp nhân hoặc tài liệu giới thiệu về cơ quan, đoàn thể.

      * Đối với trường hợp cá nhân mời, xuất trình “Giấy chứng nhận làm việc tại Nhật” thay cho bản sao đăng ký pháp nhân hoặc tài liệu giới thiệu khái quát về cơ quan, đoàn thể

     4. Visa dài hạn (du học, đi học tiếng, vợ / chồng người Nhật , Visa lao động...)

    Trường hợp ở nước ngoài quá 90 ngày hoặc làm những công việc với mục đích sinh lợi, đề nghị trước hết phải xin giấy chứng nhận đủ tư cách lưu trú ở nước ngoài tại Cục quản lý xuất nhập cảnh địa phương, Bộ tư pháp nước sẽ đến.

      Người xin visa cần chuẩn bị các hồ sơ sau:
        - Hộ chiếu
        - Tờ khai xin cấp Visa 1 tờ
        - 01 ảnh 4,5cm x 4,5cm
        - Giấy chứng nhận đủ tư cách lưu trú tại Nhật
        - Tài liệu xác nhận chính xác bản thân (01 bản)
               + Trường hợp đi học tiếng, du học: Giấy phép nhập học
               + Trường hợp đi lao động kỹ thuật, kỹ năng: Bản hợp đồng lao động, giấy thông báo tuyển dụng...
               + Trường hợp đi tu nghiệp: Giấy tiếp nhận tu nghiệp...
               + Trường hợp vợ/chồng người Nhật: Bản sao hộ tịch sau khi đã nhập hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận kết hôn do chính phủ Việt Nam cấp
               + Trường hợp vợ/ chồng người vĩnh trú ở Nhật lâu dài: Giấy chứng nhận đã nộp đăng ký kết hôn hoặc giấy khai sinh do chính phủ Việt Nam cấp
               + Trường hợp người định cư ở Nhật: Giấy khai sinh hoặc giấy chứng nhận kết hôn do chính phủ Việt Nam cấp.

Thủ tục xin visa nhập cảnh vào Việt Nam


     Hiện nay, do chính sách mở cửa của Nhà nước Việt Nam với quan điểm Việt Nam sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước, mặt khác kể từ công cuộc đổi mới nền kinh tế Việt Nam phát triển rõ rệt. Đó là lý do ngày càng có nhiều người nước ngoài đến Việt Nam để du lịch và làm ăn. Dưới đây là thủ tục xin visa nhập cảnh vào Việt Nam.

      1. Đối với trường hợp được miễn thị thực Việt Nam

      Người nước ngoài mang quốc tịch Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philipine, Inđônêsia, Lào, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch và Phần Lan được miễn thị thực visa Việt Nam khi nhập cảnh với thời hạn tạm trú không quá 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh, nếu đáp ứng các điều kiện: Có hộ chiếu hợp lệ do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người mang hộ chiếu là công dân cấp, hộ chiếu còn giá trị ít nhất 03 tháng kể từ ngày nhập cảnh; Có vé phương tiện giao thông khứ hồi hoặc đi tiếp nước khác; Không thuộc trường hợp cấm nhập cảnh hoặc chưa được nhập cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam. Những người thuộc diện miễn thị thực nêu trên, sau khi nhập cảnh Việt Nam muốn ở lại quá 15 ngày và nếu có lý do chính đáng, được cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam đề nghị Bộ Công an (Cục quản lý xuất nhập cảnh) hoặc Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự, Vụ Lễ tân, Sở Ngoại vụ Tp. Hồ Chí Minh), thì có thể được xem xét cấp thị thực và gia hạn tạm trú phù hợp với mục đích xin ở lại.

       Tại sân bay hoặc tại các cửa khẩu đường bộ quốc tế của Việt Nam người nước ngoài được miễn thị thực làm thủ tục nhập cảnh Việt Nam tại Cabin giành cho người nước ngoài nhập cảnh. Khi làm thủ tục lưu ý làm theo hướng dẫn hoặc sự hướng dẫn cụ thể nhân viên quản lý xuất nhập cảnh tại cửa khẩu. Khi làm thủ tục tại cửa khẩu không phải đóng bất cứ một khoản lệ phí nào có liên quan.


     2. Đối với những người nước ngoài mang quốc tịch mà Việt Nam không ký kết hiệp định miễn thị thực. 

     Đối với người nước ngoài đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ không ký kết hiệp định miễn thị thực với Việt Nam trước khi nhập cảnh vào Việt Nam yêu cầu phải có visa hoặc công văn nhập cảnh Việt Nam.
     Trường hợp đã có visa Việt Nam thì người nước ngoài khi đến cửa khẩu của Việt Nam yêu làm thủ tục tại Cabin giành cho người nước ngoài nhập cảnh. Khi làm thủ tục lưu ý làm theo hướng dẫn hoặc sự hướng dẫn cụ thể nhân viên quản lý xuất nhập cảnh tại cửa khẩu. Khi làm thủ tục tại cửa khẩu không phải đóng bất cứ một khoản lệ phí nào có liên quan.

     Người nước ngoài có công văn nhập cảnh xin visa vào Việt Nam, Việt Kiều có công văn nhập cảnh xin visa về Việt Nam có thể xin visa tại Đại sứ quán/ Lãnh sự quán Việt Nam tại nước sở tại hoặc tại sân bay quốc tế của Việt Nam (Sân bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng). Đại sứ quán và Lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài là cơ quan đại diện ngoại giao chính thức của Nhà nước Cộng hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Người nước ngoài muốn đến Việt Nam có thể làm thủ tục xin visa tại đây.

       a. Những tài liệu cho việc xin visa nhập cảnh vào Việt Nam tại Đại sứ quán hoặc lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài.

       - Hộ chiếu của người nước ngoài phải còn thời hạn tối thiểu 06 tháng;
       - Hộ chiếu không bị rách nát hoặc bị mờ số.
       - Bạn phải có một công văn nhập cảnh do Cục quản lý xuất nhập cảnh – Bộ công an của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê duyệt cho phép bạn nhập cảnh và nhận visa tại đại sứ quán hoặc lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài (Trong công văn phải ghi rõ tên Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài).
       Công văn này được cấp được Cục quản lý xuất nhập cảnh cấp do một trong những cá nhân tổ chức sau bảo lãnh:
      + Do thân nhân của người nước ngoài tại Việt Nam bảo lãnh
      + Do một công ty hoặc một tổ chức tại Việt Nam bảo lãnh với mục đích thương mại, công tác, nghiên cứu thị trường …….
      + Do một công ty du lịch bảo lãnh với mục đích thăm quan du lịch Việt Nam
      Lưu ý: Công văn nhập cảnh này phải được Cục quản lý xuất nhập cảnh – Bộ công an fax đến Đại sứ quán/ Lãnh sự quán cụ thể của Việt Nam ở nước ngoài.

      b. Người nước ngoài cần  làm thủ tục gì để xin được visa tại Đại sứ quán/Lãnh sự quán.

       - Xuất trình hộ chiếu;
       - Xuất trình công văn nhập cảnh (Bản coppy in trên khổ giấy A4)
       - Điền vào form mẫu theo hướng dẫn của nhân viên Đại sứ quán/ Lãnh sự quán Việt Nam
       - Nộp lệ phí visa tại tại Đại sứ quán/ Lãnh sự quán theo quy định, visa loại 01 tháng là 25$ và 03 tháng là 50$.(Tiền thanh toán là tiền Việt Nam hoặc USD)
      Lưu ý: Tại đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài người nước ngoài phải thực hiện theo sự hướng dẫn của nhân viên cơ quan ngoại giao Việt Nam để làm thủ tục xin visa thuận lợi.

Có thể bạn sẽ thích:

LÊN ĐẦU TRANG