Showing posts with label Kiếm tiền. Show all posts
Showing posts with label Kiếm tiền. Show all posts

Hướng dẫn đăng ký tài khoản Google Adsense thành công 100%

       Google Adsense là mạng quảng cáo PPC có giá click cao nhất mà Videothuthuatblog đã giới thiệu trong bài viết Top 10 mạng quảng cáo PPC (Pay Per Click) tốt nhất dành cho publisher, tuy nhiên việc đăng ký là thành viên để tham gia Adsense không phải đơn giản nhưng cũng không phải quá khó như nhiều người từng nghĩ.

     Ở bài viết này, Videothuthuatblog sẽ hướng dẫn các bạn cách tạo tài khoản Google Adsense hosted thông qua đăng ký làm đối tác của Youtube, nếu đã có tài khoản hosted và muốn chuyển sang tài khoản content, bạn có thể tham khảo tại đây. Để đăng ký làm đối tác Youtube, bạn cần:

    - Chuẩn bị một video do chính bạn tạo, video này phải không vi phạm quyền tác giả, đặc biệt là phần âm thanh. Tốt hơn hết, các bạn nên sử dụng phần mềm quay phim màn hình và quay video hướng dẫn một thủ thuật máy tính nào đó mà bạn tâm đắc. Sau đó upload video đó lên mạng, bạn kiểm tra trạng thái video của bạn bằng cách vào Trình quản lý video >> Cài đặt kênh >> Tính năng (click vào hình dưới để xem ảnh rõ hơn)


     
     Ở hình trên, do tài khoản của mình khi đăng ký mình đề quốc gia Việt Nam nên nó báo chưa đủ điều kiện. Chúng ta sẽ chuyển sang quốc gia là Hoa Kỳ, mình sẽ hướng dẫn ở bên dưới.

    - Để đăng ký tài khoản Google Adsense với Youtube, kênh video của bạn phải có khoảng 500 lượt xem (mình đã đăng ký adsense thành công với 1 video có 200 view). Để tăng lượt view cho video, bạn có thể chia sẻ và giới thiệu video lên mạng xã hội hoặc dùng autosurf.

   - Nên đăng ký adsense sau khi up video khoảng 2 đến 3 ngày, video mới up thì khả năng đăng ký thành công không cao.

   - Để đăng ký làm đối tác của Youtube, bạn cần cài đặt quốc gia là Hoa Kỳ, nếu đang để quốc gia Việt Nam thì bạn vào Trình quản lý video >> Cài đặt kênh >> Nâng cao, cài đặt quốc gia thành Hoa Kỳ sau đó lưu lại.


  -  Sau khi đổi quốc gia, bạn quay về trình đơn Trình quản lý video >> Cài đặt kênh >> Tính năng có thể nhìn thấy tính năng kiếm tiền đã hỗ trợ, Click Bật để tiến hành đăng ký Adsense

   - Sau khi click nút Bật, popup xuất hiện yêu cầu bạn chấp nhận các điều khoản thành viên, bạn click chọn hết (có thể nó sẽ thông báo lỗi, nhưng là do bạn chưa liên kết adsense, nó báo lỗi thù kệ nó). Thực hiện xong, bạn quay về Trình quản lý video >> Cài đặt kênh >> Tính năng,quan sát thây giống hình dưới là được:

    - Tiếp theo, bạn click vào xem cài đặt kiếm tiền (hình trên), cửa sổ mới xuất hiện click chọn dòng Tôi sẽ được thanh toán như thế nào? rồi click vào Google adsense để đến form đăng ký GA như hình dưới đây:

   - Trên form đăng ký GA, bạn khai báo đúng tên, địa chỉ và số điện thoại của bạn. Lưu ý các bạn trong khi khai báo trong phần này:
      + Họ và tên viết không dấu.
      + Địa chỉ của bạn phải rõ ràng, càng chi tiết càng tốt, không dấu nhé.
      Ví dụ: 6th, Bac Can street; Thai Nguyen City hoặc So 6, duong Bac Can, Thanh pho Thai Nguyen
      Nếu chưa rõ bạn có thể xem thêm video dưới đây hoặc xem trên youtube
   - Sau khi đăng ký xong, bạn chờ 1 - 2 ngày là có email thông báo thành công, nếu không thành công lần đầu thông thường nguyên nhân là do bạn khai báo địa chỉ nhà chưa đúng, hãy thử lại nhé.

  Tin mới đây: Các bạn thân mến, chỉ 4 tiếng sau khi đăng ký Google Adsense (hosted) cho email videothuthuatblog@gmail.com mình đã nhận được email thông báo tài khoản Adsense đã được chấp nhận (bạn click vào hình dưới nhé)


    Với tài khoản GA này bạn có thể kiếm tiền với video trên Youtube hoặc liên kết đến blog để đặt quảng cáo trên blogger của bạn, đúng là đăng ký không khó, quan trọng phải có mẹo đúng không các bạn. Hãy chia sẻ kết quả đăng ký GA của bạn ở phần nhận xét bên dưới nhé!

     Xem hướng dẫn đăng ký tài khoản adsense content tại đây

    Sau khi đăng ký adsense thành công, một số bạn (comment bên dưới) gặp khó khăn khi đặt quảng cáo adsense lên blog (blogger). Nếu bạn cũng gặp khó khăn này, hãy tham khảo bài viết hướng dẫn liên kết tài khoản adsense đến blogspot

Top 10 mạng quảng cáo PPC (Pay Per Click) tốt nhất dành cho publisher

     Các quản trị website, blog đều muốn kiếm được nhiều tiền từ các phương pháp quảng cáo khác nhau trên trang web của họ. PPC (Pay Per Click) là một hình thức tốt nhất để kiếm tiền từ nội dung trang web của bạn.

    Dưới đây là danh sách top 10 mạng quảng cáo PPC tốt nhất hiện nay dành cho quản trị website, blog:

  1. Google Adsense

   Google Adsense là mạng quảng cáo PPC tốt nhất, hầu hết các quản trị website, blog đều muốn tham gia nó. Adsense là mạng quảng cáo PPC theo nội dung tìm kiếm do đó khả năng click quảng cáo của khách truy cập CTR khá cao, mặt khác giá click của Adsense (CPC) cũng rất hấp dẫn, nó nằm trong khoảng 0,02$ - 15$. Tuy nhiên, để tham gia Adsense, bạn cần phải nghiêm túc chấp hành những quy định của nó. Thêm nữa, việc đăng ký một tài khoản Adsense không phải là dễ dàng.

  Đặc điểm:
    - Điều kiện phê duyệt để được chấp nhận tài khoản là rất khó.
    - Giá click CPC là cao nhất trong các mạng quảng cáo PPC.
    - Hỗ trợ tiếng Việt: Có hỗ trợ
    - Thanh toán: Mức thanh toán tối thiểu là 100$ thông qua SEC hoặc WU (westom union).
    - Liên kết đăng ký: adsense.google.com

   2. Media.net

   Media.net là mạng quảng cáo trả giá khá cao chỉ sau Google adsense. Nó là một thay thế tốt nhất cho các Publisher khi không thể tham gia Adsense. Tuy nhiên, hiện tại Media.net chỉ chấp nhận website, blog có traffic chủ yếu (trên 50%) đến từ Mỹ, Anh và Canada. Ngoài PPC, Media.net còn hỗ trợ cả hình thức quảng cáo CPM và CPA. Bạn có thể tham gia đồng thời cả Adsense và Media.net

    Đặc điểm:
   - Điều kiện phê duyệt không khó như Adsense, nhưng nhất thiết ngôn ngữ trang web đăng ký phải là tiếng Anh và có traffic chủ yếu từ Mỹ, Anh và Canada.
   - Giá Click chỉ xếp sau Google Adsense
   - Hỗ trợ tiếng Việt: Không hỗ trợ
   - Thanh toán: Mức tối tiểu là 100$ thông qua Paypal và chuyển khoản ngân hàng.
   - Liên kết đăng ký: http://media.net/

   3. Infolinks:

   Infolinks là mạng quảng cáo được sở hữu bởi facebook, Infolinks cho phép bạn tích hợp các đơn vị quảng cáo rất hấp dẫn của nó vào các trang của bạn với trí thông minh "nội dung ý định" mà bạn kiếm được doanh thu với mỗi nhấp chuột. Mặc dù giá CPC không cao như Google adsense, tuy nhiên với dạng quảng cáo tag cloud, tỷ lệ click chuột của khách khá cao. Infolinks cũng là dạng quảng cáo hiển thị nội dung theo công cụ tìm kiếm và nội dung bài viết, chỉ những click chuột của khách đến từ công cụ tìm kiếm mới có giá trị.

   Đặc điểm:
   - Phê duyệt dễ dàng miễn là site tiếng Anh
   - Giá click thấp như tỉ lệ click CTR rất cao
   - Hỗ trợ tiếng Việt: Không hỗ trợ
   - Thanh toán:  Qua Paypal, SEC hoặc WU. Minpay qua Paypal là 50$
   - Liên kết đăng ký: http://www.infolinks.com/publishers/intext

    4. Chitika:

     Chitika là mạng quảng cáo bán hàng trả theo click (pay per click) kết hợp CPM (cost per 1000 impressions) lớn và rất uy tín. Chitika chấp nhận các site tiếng Việt, bạn có thể đặt đồng thời Chitika với google adsense hoặc các mạng quảng cáo khác. Chitika đặc biết có thu nhập cao, thậm chí hơn cả Adsense với những traffic từ Mỹ và Canada.

    Đặc điểm: 
    - Dễ dàng đăng ký.
    - Giá click hơi thấp, chỉ cao ở các nước Tây Âu và Bắc Mỹ
    - Hỗ trợ tiếng Việt: Có hỗ trợ
    - Thanh toán: Thanh toán tối thiểu qua Paypal là 10$, qua SEC là 50$
    - Liên kết đăng ký: http://www.chitika.com/publishers/
 

Quảng cáo CPA là gì ?

      CPA (Cost per Action), hay còn được gọi với các tên khác như: CPL (Cost per Lead) hay CPS (Cost per Sales). Đây là loại quảng cáo có yêu cầu cao nhất trong các hình thức trên, nhưng bù lại bạn lại kiếm được nhiều tiền nhất nếu như thực hiện tốt.

     Đúng như tên gọi, Cost per Action, không chỉ có để cho quảng cáo hiển thị như CPM, không chỉ click là có tiền như CPC, mà CPA đòi hỏi người dùng phải click vào quảng cáo và thực hiện một hoặc một chuỗi hành động tiếp theo cú click đó thì chúng ta mới có tiền. Các hành động này sẽ do nhà quảng cáo quy định. Đơn giản nhất là đăng ký thành viên, đăng ký nhận email giới thiệu về sản phẩm hay dịch vụ nào đó, tham gia trả lời các survey, dùng thử và cho ý kiến về một sản phẩm mới, v.v.. cho đến mức cao nhất là người dùng phải bỏ tiền túi ra để mua một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó mà nhà quảng cáo chào bán thì bạn mới kiếm được tiền. Lúc này, có thể coi như bạn là một đại lý bán hàng hoặc giới thiệu sản phẩm cho các nhà quảng cáo.

      Đặc điểm của hình thức quảng cáo CPA:

     - Ưu điểm: Kiếm được nhiều tiền nhất. Do chúng có yêu cầu cao nhất nên số tiền mà bạn kiếm được từ chúng cũng sẽ cao nhất nếu bạn thực hiện tốt. CPA cũng không hề yêu cầu blog của bạn có nhiều người xem hay không, chúng cũng không phụ thuộc vào người dùng click nhiều hay ít, mà chúng phụ thuộc vào hành động cuối cùng của người đọc. Có thể người khác có nhiều người xem hơn bạn, người đọc của họ click vào quảng cáo nhiều hơn bạn, nhưng người đọc trên blog của họ không thực hiện “Action” cuối cùng mà nhà quảng cáo yêu cầu nhiều như người đọc trên blog của bạn làm thì bạn vẫn kiếm được nhiều tiền hơn họ.

     - Nhược điểm: Khó kiếm tiền nhất. Không phải người đọc nào cũng chấp nhận thực hiện các hành động mà nhà quảng cáo yêu cầu. Có thể họ chỉ click vào quảng cáo, nếu thấy có ích thì họ còn đọc, nếu không họ sẽ chẳng thèm quan tâm nó là gì. Điều khó nhất là bạn phải làm thế nào để người đọc chấp nhận thực hiện các hành động mà nhà quảng cáo yêu cầu. Đây là việc không hề đơn giản nếu như họ còn phải bỏ tiền túi ra.
Sau khi đã biết qua các hình thức quảng cáo bên trên, bạn sẽ chọn loại nào cho blog của mình?

     Khó có thể trả lời một cách chắc chắn là bạn sẽ lựa chọn loại quảng cáo nào vì nó còn phụ thuộc vào loại chủ đề mà bạn viết, lượng người đọc mà bạn có và từng khoảng thời gian nhất định.

      Tốt nhất, bạn nên kết hợp tất cả các loại hình quảng cáo bên trên để tối đa hóa thu nhập cho blog của bạn. Mỗi hình thức có những ưu và nhược điểm riêng, do vậy nếu chúng được kết hợp với nhau thì sẽ bổ sung cho nhau giúp bạn tối ưu hóa thu nhập. Tuy vậy, việc ưu tiên cho hình thức nào nhất và tập trung phát triển cho hình thức đó lại là một việc nên làm. Hay nói cách khác, trong kinh doanh, người ta gọi đó là tập trung phát triển lợi thế so sánh.
Nguồn tham khảo: www.seo123.vn

Quảng cáo PPC, CPC là gì?

      PPC (Pay Per Click) hay CPC (Cost Per Click) là hình thức quảng cáo chỉ tính tiền khi người dùng click vào. Chúng ta thường thấy trên những website lớn và quảng cáo trên Google Công việc lúc này của bạn không còn đơn giản là đặt quảng cáo, chờ nó hiển thị để kiếm tiền như CPM nữa, mà bạn phải bỏ công sức để tối ưu nó sao cho người đọc click vào thì bạn mới kiếm được tiền. Để người đọc click vào quảng cáo không phải là một việc đơn giản. Mình thường thấy trên các website giật title rất hay, đó cũng là một chiến thuật. Tuy nhiên, để CPC thật sự có giá trị thì nội dung trang web vẫn là quan trọng hơn cả.

    Nói đến PPC là nói đến hình thức quảng cáo được thanh toán bằng cách click chuột lên quảng cáo còn nói đến CPC là nói đến giá của một lần click quảng cáo. Vì CPC là đơn vị chỉ dùng trong hình thức quảng cáo PPC nên nhiều khi người ta hay đồng nhất hai khái niệm này là một.

     Đại diện tiêu biểu của hình thức quảng cáo PPC là Google Adsense, để đăng ký làm thành viên của adsense không hề đơn giản, yêu cầu bạn phải nắm chắc các quy định của adsense và thực hiện nghiêm túc chúng. Bạn có thể tham khảo bài viết Hướng dẫn đăng ký tài khoản Google Adsense thành công 100% mà chúng tôi đã giới thiệu.

    Đặc điểm của hình thức quảng cáo PPC:

    - Ưu điểm: dễ tham gia. Hầu như các hệ thống quảng cáo không yêu cầu mức traffic của bạn. Cho dù là một site mới thành lập hay đã lâu năm, bạn đều có thể tham gia hệ thống quảng cáo này. Khi đó, thu nhập của bạn không còn phụ thuộc vào số lượng người xem nữa, mà nó sẽ phụ thuộc vào số click. Có thể blog của bạn có ít người xem hơn blog khác, nhưng bạn biết tối ưu hóa quảng cáo để được người đọc click nhiều hơn thì thu nhập của bạn sẽ cao hơn. Do nó đòi hỏi bạn phải bỏ ra nhiều công sức hơn nên nó cũng giúp bạn kiếm được nhiều tiền hơn.

   - Nhược điểm: Phải có click mới có tiền. Bạn chỉ có thể tối ưu hóa nội dung cũng như quảng cáo, còn bạn kiếm được bao nhiêu tiền thì bạn không thể quyết định được. Người đọc sẽ quyết định bạn kiếm được bao nhiêu tiền. Bạn hoàn toàn bị phụ thuộc vào người đọc do vậy có thể nói đây là hình thức quảng cáo không mang lại thu nhập ổn định như CPM.

CTR là gì ?

    CTR là viết tắt của từ Click Through Rate, CTR được tính bằng phần trăm số lần click / số lần hiển thị quảng cáo. CTR là khác nhau với cùng số lượng các quảng cáo hiển thị (thông thường cũng chính là lượt xem trang của khách truy cập do số lượng người xem và click quảng cáo của bạn khác nhau.

   Các bạn thường thấy ký hiệu CTR ở trong quảng cáo Google Adwords và quảng cáo banner trên các website…CTR để đánh giá sự thành công trong chiến dịch quảng cáo trực tuyến. CTR là thướng đo của tính hiệu quả trong quảng cáo PPC (Pay Per Click).

   Ví dụ : Bạn quảng cáo google adwords với từ khóa là "Video thủ thuật blog" và có 100 người dùng tìm kiếm từ khóa đó, nhưng chỉ có 2 người dùng click vào link quảng cáo của bạn thì CTR ở đây là 2%.

  Để có CTR cao các bạn nên để các title (tiêu đề) ấn tượng, banner giật gân. Nhưng các bạn chú ý một điều nếu khách hàng vào website thông qua quảng cáo đó mà hầu như không có ai mua sản phẩm, dịch vụ của mình thì bạn nên xem xét các cách trình bày title, banner, nội dung website và chất lương dịch vụ, sản phẩm nếu bạn muốn người đó ghé thăm nhiều lần website của bạn.

Quảng cáo CPM là gì

       CPM là viết tắt của Cost Per Mille, cũng còn được gọi là cost‰ và cost per thousand (CPT) là một trong những nền tảng của các chương trình quảng cáo. Trong tiếng latinh, Mille có nghĩa là hàng nghìn, vì vậy CPM có nghĩa là cost per thousand - Thanh toán mỗi nghìn. Các chương trình quảng cáo qua Radio, TV, Báo, Tạp chí, Quảng cáo ngoài trời, và quảng cáo trực tuyến cũng có thể thanh toán theo khuôn khổ của quảng cáo này, tức là trả tiền cho mỗi một nghìn lượt xem quảng cáo. CPM cũng được dùng như một chuẩn kinh doanh để tính toán các khoản chi phí liên quan cho mỗi chiến dịch quảng cáo hoặc cho các mẩu tin quảng cáo trung gian. Thú vị hơn với thanh toán tuyệt đối, CPM có thể định lượng được chi phí thanh toán cho mỗi nghìn lượt xem của mỗi loại quảng cáo.

     Ví dụ:
      - Tổng số tiền để đặt quảng cáo là $50
      - Có 500.000 lượt xem.
      - Quảng cáo CPM sẽ tính toán CPM = $50/(500.000/1000) = $0,1
      - Tuỳ từng vị trí đặt banner quảng cáo, và các chính sách đi kèm, mức giá của các gói CPM sẽ khác nhau.

    Tác dụng của quảng cáo CPM là được dùng để đo lường tính hiệu quả của mỗi nhà xuất bản quảng cáo khi bán các quảng cáo (từ nhà xuất bản quảng cáo) thông qua các nền tảng quảng cáo CPA, CPC, hoặc CPT. Nói theo cách khác, CPM sẽ nói cho các nhà xuất bản quảng cáo rằng họ có thể nhận được gì nếu họ bán quảng cáo thông qua nền tảng quảng cáo CPM (thay cho nền tảng CPA, CPC, CPT )

Google Adsense là gì - Phân biệt tài khoản hosted và tài khoản content

    AdSense là một dịch vụ quảng cáo của Google. Quản trị website, blog có thể đăng ký vào chương trình này để đăng các quảng cáo dưới dạng văn bản, hình ảnh, và mới đây là cả video trên trang web của mình. Những mẩu quảng cáo này được điều phối bởi Google và tạo ra lợi nhuận trên nguyên tắc tính tiền cho mỗi cú nhấp chuột và tính tiền cho mỗi ấn tượng (thích, +1...). Google hiện nay đang thử nghiệm beta cho dịch vụ dựa trên tính tiền cho mỗi hành động.


   Hiện nay Google Adsense đã hỗ trợ cho các website, blog tiếng Việt. Có hai loại tài khoản Google Adsense, đó là tài khoản hosted và tài khoản content.

   Tải khoản adsense hosted là tài khoản quảng cáo adsense dành cho blogger, youtube và các dịch vụ lưu trữ khác của Google. Điều này có nghĩa là khi bạn có tài khoản adsense hosted thì bạn chỉ có thể đặt quảng cáo lên blog cá nhân hay các kênh video trên youtube thông qua kết nối đến tài khoàn adsense này. Nếu bạn muốn đặt quảng cáo nên các website, blog không thuộc dịch vụ lưu trữ mà Google hỗ trợ, bạn phải thêm website, blog đó vào tài khoản adsense hosted và chờ nó chấp nhận.

   Tài khoản adsense content là tài khoản dành cho website chạy tên miền riêng, nếu muốn sở hữu tài khoản này bạn cần đăng ký website trực tiếp với adsense và chờ nó chấp nhận. Tài khoản adsense content dĩ nhiên khó đăng ký hơn rất nhiều so với tài khoản hosted, tuy nhiên phạm vi đặt quảng cáo của nó sẽ rộng hơn tài khoản hosted.

   Sắp tới tôi sẽ hướng dẫn các bạn mẹo đăng ký tài khoản adsense thành công (tài khoản hosted), còn với tài khoản content thì thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào website của bạn có tuân thủ chính sách của Google hay không.

Có thể bạn sẽ thích:

LÊN ĐẦU TRANG