Showing posts with label Khái niệm cơ bản. Show all posts
Showing posts with label Khái niệm cơ bản. Show all posts

Western Union là gì ?

      Western Union là dịch vụ chuyển tiền quốc tế trực tiếp, chỉ thu phí một lần tại nơi chuyển tiền . Người nhận tiền sẽ nhận đầy đủ số tiền bằng Đô la Mỹ hay đồng Việt Nam mà không phải trả thêm bất kỳ khỏan phí trung gian hay phí nhận tiền nào ở trong nước.


      Western Union với công nghệ điện tử mới nhất và mạng máy tính hiện đại cho phép thực hiện các giao dịch chuyển tiền tức thì tại hơn 194 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Điều đó có nghĩa là chỉ vài phút sau khi chuyển, tiền đã đến tay người nhận.

     Xem thủ tục nhận tiền bằng Western Union

Quảng cáo CPA là gì ?

      CPA (Cost per Action), hay còn được gọi với các tên khác như: CPL (Cost per Lead) hay CPS (Cost per Sales). Đây là loại quảng cáo có yêu cầu cao nhất trong các hình thức trên, nhưng bù lại bạn lại kiếm được nhiều tiền nhất nếu như thực hiện tốt.

     Đúng như tên gọi, Cost per Action, không chỉ có để cho quảng cáo hiển thị như CPM, không chỉ click là có tiền như CPC, mà CPA đòi hỏi người dùng phải click vào quảng cáo và thực hiện một hoặc một chuỗi hành động tiếp theo cú click đó thì chúng ta mới có tiền. Các hành động này sẽ do nhà quảng cáo quy định. Đơn giản nhất là đăng ký thành viên, đăng ký nhận email giới thiệu về sản phẩm hay dịch vụ nào đó, tham gia trả lời các survey, dùng thử và cho ý kiến về một sản phẩm mới, v.v.. cho đến mức cao nhất là người dùng phải bỏ tiền túi ra để mua một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó mà nhà quảng cáo chào bán thì bạn mới kiếm được tiền. Lúc này, có thể coi như bạn là một đại lý bán hàng hoặc giới thiệu sản phẩm cho các nhà quảng cáo.

      Đặc điểm của hình thức quảng cáo CPA:

     - Ưu điểm: Kiếm được nhiều tiền nhất. Do chúng có yêu cầu cao nhất nên số tiền mà bạn kiếm được từ chúng cũng sẽ cao nhất nếu bạn thực hiện tốt. CPA cũng không hề yêu cầu blog của bạn có nhiều người xem hay không, chúng cũng không phụ thuộc vào người dùng click nhiều hay ít, mà chúng phụ thuộc vào hành động cuối cùng của người đọc. Có thể người khác có nhiều người xem hơn bạn, người đọc của họ click vào quảng cáo nhiều hơn bạn, nhưng người đọc trên blog của họ không thực hiện “Action” cuối cùng mà nhà quảng cáo yêu cầu nhiều như người đọc trên blog của bạn làm thì bạn vẫn kiếm được nhiều tiền hơn họ.

     - Nhược điểm: Khó kiếm tiền nhất. Không phải người đọc nào cũng chấp nhận thực hiện các hành động mà nhà quảng cáo yêu cầu. Có thể họ chỉ click vào quảng cáo, nếu thấy có ích thì họ còn đọc, nếu không họ sẽ chẳng thèm quan tâm nó là gì. Điều khó nhất là bạn phải làm thế nào để người đọc chấp nhận thực hiện các hành động mà nhà quảng cáo yêu cầu. Đây là việc không hề đơn giản nếu như họ còn phải bỏ tiền túi ra.
Sau khi đã biết qua các hình thức quảng cáo bên trên, bạn sẽ chọn loại nào cho blog của mình?

     Khó có thể trả lời một cách chắc chắn là bạn sẽ lựa chọn loại quảng cáo nào vì nó còn phụ thuộc vào loại chủ đề mà bạn viết, lượng người đọc mà bạn có và từng khoảng thời gian nhất định.

      Tốt nhất, bạn nên kết hợp tất cả các loại hình quảng cáo bên trên để tối đa hóa thu nhập cho blog của bạn. Mỗi hình thức có những ưu và nhược điểm riêng, do vậy nếu chúng được kết hợp với nhau thì sẽ bổ sung cho nhau giúp bạn tối ưu hóa thu nhập. Tuy vậy, việc ưu tiên cho hình thức nào nhất và tập trung phát triển cho hình thức đó lại là một việc nên làm. Hay nói cách khác, trong kinh doanh, người ta gọi đó là tập trung phát triển lợi thế so sánh.
Nguồn tham khảo: www.seo123.vn

Quảng cáo PPC, CPC là gì?

      PPC (Pay Per Click) hay CPC (Cost Per Click) là hình thức quảng cáo chỉ tính tiền khi người dùng click vào. Chúng ta thường thấy trên những website lớn và quảng cáo trên Google Công việc lúc này của bạn không còn đơn giản là đặt quảng cáo, chờ nó hiển thị để kiếm tiền như CPM nữa, mà bạn phải bỏ công sức để tối ưu nó sao cho người đọc click vào thì bạn mới kiếm được tiền. Để người đọc click vào quảng cáo không phải là một việc đơn giản. Mình thường thấy trên các website giật title rất hay, đó cũng là một chiến thuật. Tuy nhiên, để CPC thật sự có giá trị thì nội dung trang web vẫn là quan trọng hơn cả.

    Nói đến PPC là nói đến hình thức quảng cáo được thanh toán bằng cách click chuột lên quảng cáo còn nói đến CPC là nói đến giá của một lần click quảng cáo. Vì CPC là đơn vị chỉ dùng trong hình thức quảng cáo PPC nên nhiều khi người ta hay đồng nhất hai khái niệm này là một.

     Đại diện tiêu biểu của hình thức quảng cáo PPC là Google Adsense, để đăng ký làm thành viên của adsense không hề đơn giản, yêu cầu bạn phải nắm chắc các quy định của adsense và thực hiện nghiêm túc chúng. Bạn có thể tham khảo bài viết Hướng dẫn đăng ký tài khoản Google Adsense thành công 100% mà chúng tôi đã giới thiệu.

    Đặc điểm của hình thức quảng cáo PPC:

    - Ưu điểm: dễ tham gia. Hầu như các hệ thống quảng cáo không yêu cầu mức traffic của bạn. Cho dù là một site mới thành lập hay đã lâu năm, bạn đều có thể tham gia hệ thống quảng cáo này. Khi đó, thu nhập của bạn không còn phụ thuộc vào số lượng người xem nữa, mà nó sẽ phụ thuộc vào số click. Có thể blog của bạn có ít người xem hơn blog khác, nhưng bạn biết tối ưu hóa quảng cáo để được người đọc click nhiều hơn thì thu nhập của bạn sẽ cao hơn. Do nó đòi hỏi bạn phải bỏ ra nhiều công sức hơn nên nó cũng giúp bạn kiếm được nhiều tiền hơn.

   - Nhược điểm: Phải có click mới có tiền. Bạn chỉ có thể tối ưu hóa nội dung cũng như quảng cáo, còn bạn kiếm được bao nhiêu tiền thì bạn không thể quyết định được. Người đọc sẽ quyết định bạn kiếm được bao nhiêu tiền. Bạn hoàn toàn bị phụ thuộc vào người đọc do vậy có thể nói đây là hình thức quảng cáo không mang lại thu nhập ổn định như CPM.

CTR là gì ?

    CTR là viết tắt của từ Click Through Rate, CTR được tính bằng phần trăm số lần click / số lần hiển thị quảng cáo. CTR là khác nhau với cùng số lượng các quảng cáo hiển thị (thông thường cũng chính là lượt xem trang của khách truy cập do số lượng người xem và click quảng cáo của bạn khác nhau.

   Các bạn thường thấy ký hiệu CTR ở trong quảng cáo Google Adwords và quảng cáo banner trên các website…CTR để đánh giá sự thành công trong chiến dịch quảng cáo trực tuyến. CTR là thướng đo của tính hiệu quả trong quảng cáo PPC (Pay Per Click).

   Ví dụ : Bạn quảng cáo google adwords với từ khóa là "Video thủ thuật blog" và có 100 người dùng tìm kiếm từ khóa đó, nhưng chỉ có 2 người dùng click vào link quảng cáo của bạn thì CTR ở đây là 2%.

  Để có CTR cao các bạn nên để các title (tiêu đề) ấn tượng, banner giật gân. Nhưng các bạn chú ý một điều nếu khách hàng vào website thông qua quảng cáo đó mà hầu như không có ai mua sản phẩm, dịch vụ của mình thì bạn nên xem xét các cách trình bày title, banner, nội dung website và chất lương dịch vụ, sản phẩm nếu bạn muốn người đó ghé thăm nhiều lần website của bạn.

Quảng cáo CPM là gì

       CPM là viết tắt của Cost Per Mille, cũng còn được gọi là cost‰ và cost per thousand (CPT) là một trong những nền tảng của các chương trình quảng cáo. Trong tiếng latinh, Mille có nghĩa là hàng nghìn, vì vậy CPM có nghĩa là cost per thousand - Thanh toán mỗi nghìn. Các chương trình quảng cáo qua Radio, TV, Báo, Tạp chí, Quảng cáo ngoài trời, và quảng cáo trực tuyến cũng có thể thanh toán theo khuôn khổ của quảng cáo này, tức là trả tiền cho mỗi một nghìn lượt xem quảng cáo. CPM cũng được dùng như một chuẩn kinh doanh để tính toán các khoản chi phí liên quan cho mỗi chiến dịch quảng cáo hoặc cho các mẩu tin quảng cáo trung gian. Thú vị hơn với thanh toán tuyệt đối, CPM có thể định lượng được chi phí thanh toán cho mỗi nghìn lượt xem của mỗi loại quảng cáo.

     Ví dụ:
      - Tổng số tiền để đặt quảng cáo là $50
      - Có 500.000 lượt xem.
      - Quảng cáo CPM sẽ tính toán CPM = $50/(500.000/1000) = $0,1
      - Tuỳ từng vị trí đặt banner quảng cáo, và các chính sách đi kèm, mức giá của các gói CPM sẽ khác nhau.

    Tác dụng của quảng cáo CPM là được dùng để đo lường tính hiệu quả của mỗi nhà xuất bản quảng cáo khi bán các quảng cáo (từ nhà xuất bản quảng cáo) thông qua các nền tảng quảng cáo CPA, CPC, hoặc CPT. Nói theo cách khác, CPM sẽ nói cho các nhà xuất bản quảng cáo rằng họ có thể nhận được gì nếu họ bán quảng cáo thông qua nền tảng quảng cáo CPM (thay cho nền tảng CPA, CPC, CPT )

Google Adsense là gì - Phân biệt tài khoản hosted và tài khoản content

    AdSense là một dịch vụ quảng cáo của Google. Quản trị website, blog có thể đăng ký vào chương trình này để đăng các quảng cáo dưới dạng văn bản, hình ảnh, và mới đây là cả video trên trang web của mình. Những mẩu quảng cáo này được điều phối bởi Google và tạo ra lợi nhuận trên nguyên tắc tính tiền cho mỗi cú nhấp chuột và tính tiền cho mỗi ấn tượng (thích, +1...). Google hiện nay đang thử nghiệm beta cho dịch vụ dựa trên tính tiền cho mỗi hành động.


   Hiện nay Google Adsense đã hỗ trợ cho các website, blog tiếng Việt. Có hai loại tài khoản Google Adsense, đó là tài khoản hosted và tài khoản content.

   Tải khoản adsense hosted là tài khoản quảng cáo adsense dành cho blogger, youtube và các dịch vụ lưu trữ khác của Google. Điều này có nghĩa là khi bạn có tài khoản adsense hosted thì bạn chỉ có thể đặt quảng cáo lên blog cá nhân hay các kênh video trên youtube thông qua kết nối đến tài khoàn adsense này. Nếu bạn muốn đặt quảng cáo nên các website, blog không thuộc dịch vụ lưu trữ mà Google hỗ trợ, bạn phải thêm website, blog đó vào tài khoản adsense hosted và chờ nó chấp nhận.

   Tài khoản adsense content là tài khoản dành cho website chạy tên miền riêng, nếu muốn sở hữu tài khoản này bạn cần đăng ký website trực tiếp với adsense và chờ nó chấp nhận. Tài khoản adsense content dĩ nhiên khó đăng ký hơn rất nhiều so với tài khoản hosted, tuy nhiên phạm vi đặt quảng cáo của nó sẽ rộng hơn tài khoản hosted.

   Sắp tới tôi sẽ hướng dẫn các bạn mẹo đăng ký tài khoản adsense thành công (tài khoản hosted), còn với tài khoản content thì thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào website của bạn có tuân thủ chính sách của Google hay không.

Sitemap là gì - Phân biệt giữa XML Sitemap và HTML Sitemap

        Sitemap (sơ đồ trang web) là một danh sách các trang  của một website hay blog, nó giúp người sử dụng và các công cụ tìm kiếm dễ dàng tìm thấy các thông tin hữu ích có trên website. Sitemap có thể hiểu là một tài liệu được sử dụng dưới hình thức một bản kế hoạch hay một tài liệu liệt kê vắn tắt về các nội dung có trên trang web. Có hai loại sơ đồ trang web đó là XML sitemap và HTML sitemap.

       XML sitemap hiển thị danh sách các URLs (các liên kết) của blog hay Website của bạn bằng một chuẩn đặc biệt XML. Các đường dẫn này thường được liệt kê sắp xếp theo thứ tự ưu tiên theo từng tiêu chí của từng Webmaster mà đó có thể là mức độ quan trọng của thông tin, lượng truy cập, các thành phần quan trọng, …


       XML sitemap cho phép Webmaster thông báo tới máy tìm kiếm về các đường dẫn URLs trên blog hay Website nhằm tạo thuận lợi cho quá trình đánh chỉ số (Index). XML sitemap được tạo cho máy tìm kiếm chứ không phải người dùng thường. Việc đăng ký sitemap XML cho các máy tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo.

      HTML sitemap thường dùng để liệt kê tất cả các liên kết URL trong từng phần hay từng trang khác nhau của Blog hay Website. Các đường dẫn này thường được liệt kê sắp xếp theo thứ tự thư mục cây và chúng cung cấp miêu tả cho từng liên kết.


     HTML sitemap của blog hay Website sẽ giúp người dùng di chuyển và tìm được thông tin dễ dàng. Bởi thế HTML sitemap được tạo ban đầu cho người dùng. Mặc dù HTML sitemap được tạo cho khách viếng thăm Website, nhưng những bọ tìm kiếm như Googlebot sẽ có cơ hội tìm ra tất cả các mục, trang, bài viết trên Website dễ dàng hơn khi tất cả các liên kết được liệt kê trong HTML sitemap.

   Lần lượt, Videothuthuatblog sẽ hướng dẫn các bạn cách tạo XML sitemap và cách tạo HTML sitemap và khai báo chúng với công cụ tìm kiếm.

SEO là gì ?

       SEO (viết tắt của Search Engine Optimization) là quá trình tối ưu nội dung văn bản và định dạng website (hay cấu trúc) để các công cụ tìm kiếm chọn lựa trang web phù hợp nhất phục vụ người tìm kiếm trên Internet. Đơn giản hơn có thể hiểu SEO là một tập hợp các phương pháp nhằm đưa website của bạn lên vị trí TOP 10 (trang đầu tiên) trong các trang kết quả của các công cụ tìm kiếm - bao gồm Google, Bing, Yahoo và các công cụ tìm kiếm khác.

      Mục đích cuối cùng của SEO là giúp cho website hay blog của bạn ngày càng có nhiều khách truy cập trong đó có khách hàng tiềm năng đến từ công cụ tìm kiếm. Tại sao lại nói như vậy?

     Bằng cách nào đó, bạn SEO website, blog của bạn với những từ khóa phù hợp với nội dung tìm kiếm của người sử dụng. Khi tìm kiếm một từ khóa nào đó, website của bạn đứng ở các vị trí đầu tiên trong kết quả tìm kiếm thì khả năng họ click vào thăm website của bạn là rất cao.

     Mặt khác, với nội dung mà người sử dụng tìm kiếm, chắc chắn đó phải là nội dung họ quan tâm. Như vậy khách đến từ công cụ tìm kiếm đa phần là khách hàng tiềm năng của bạn.

Có thể bạn sẽ thích:

LÊN ĐẦU TRANG